Kinh doanh hải sản – vì sao thất bại?

Theo thống kê cho thấy, chỉ có 10% các nhà hàng hải sản kinh doanh thành công, nhưng có đến 90% thất bại khi kinh doanh hải sản hoặc vẫn đủ vốn duy trì nhưng không phát triển thêm được nữa. Lý do nằm ở đâu?

1. Vị trí kinh doanh hải sản không phù hợp

Đây đáng là điều phải tranh cãi bởi đây là 1 trong những lý do ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của khách hàng. Quán hải sản không có chỗ đậu xe? Có chỗ đậu xe nhưng chẳng thể quay được đầu xe? Tầm nhìn quán kém? Ít người dân qua lại?… Tất tần tật đây đều là những lí do khiến quán của bạn không thu hút khách hàng ngay từ đầu.

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Hơn nữa, việc lựa chọn vị trí không phù hợp với mặt hàng mình muốn kinh doanh cũng là một vấn đề nhiều người mắc phải. Bạn kinh doanh hải sản và khách hàng bạn nhắm tới là những người trung niên thành đạt mà vị trí kinh doanh lại ở viện dưỡng lão, các trường học thì sẽ chẳng mấy ai ngó đến quán bạn đâu!

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Tốt nhất, khi mở nhà hàng hải sản thì nên tìm những vị trí đông dân cư, có không gian thoáng mát và thuận tiện nhất cho việc đi lại.

2. Xác định sai khách hàng mục tiêu

Nếu bạn có suy nghĩ sẽ lập menu theo ý thích của bản thân mình thì hãy bỏ ngay đi nhé! Việc thành công hay thất bại khi kinh doanh nhà hàng hải sản sẽ phụ thuộc vào yếu tố này. Một người kinh doanh thông minh sẽ luôn tìm hiểu nhu cầu khách hàng và dựa vào nhu cầu đó để xây dựng cửa hàng!

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Nếu bạn muốn thành công, hãy tìm hiểu những quán đối thủ cạnh tranh của mình để xem họ thường chọn những món ăn nào khi đến quán và bỏ ngay những món đó vào menu của mình. Và hơn thế, bạn cũng cần tìm ra nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới để có những món ăn phù hợp nhất trong menu của quán mình!

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Đừng bao giờ quên, nhu cầu của khách hàng không bao giờ đứng yên một vị trí. Hãy thay đổi liên tục và cải tiến menu để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất!

3. Bảo quản hải sản tươi sống sai cách

Đây là một trong những vấn đề mà khá nhiều người kinh doanh hải sản mắc phải. Mở cửa hàng hải sản nhưng lại không hề trau dồi cho mình một chút kiến thức gì về bảo quản hải sản? Dẫn đến việc chết hàng loạt và không sử dụng được nữa? Rồi cũng chẳng lâu mà bạn lại trắng tay thôi!

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Với hải sản tươi sống, bạn cần phân loại rõ ràng. Ví dụ như cua thì phải đặt ở nơi thoáng mát và phải “tưới” nước thường xuyên, còn đối với tôm hay cá thì cần nhất là phải thay và cọ bể liên tục, ngao sò, hàu… thì bạn cần bỏ bể sục vừa để tăng thời gian sống của chúng mà còn giúp khi chế biến, chúng không còn bùn cát ở trong gây mất thiện cảm khi khách hàng dùng món nữa!

4. Chiến lược marketing và định giá thiếu linh động

Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh nào cũng vậy, thời đại 4.0, các chiến lược marketing sẽ không thể thiếu khi kinh doanh. Hơn nữa, bạn cần phải có một chiến lược marketing đúng đắn, chứ không phải làm cho có để rồi khi thất bại lại chẳng biết kêu ai.

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

 

Đi kèm với đó là cách định giá món ăn khi kinh doanh hải sản. Bạn chẳng thể nào tự định ra cho mình một mức giá riêng biệt mà không quan tâm đến đối thủ của mình trong khi quán ăn của mình lại chẳng có chút gì đặc biệt.

Đối với các nhà hàng hải sản, ta có 3 chiến lược định giá cơ bản áp dụng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh cũng như chỗ đứng hiện tại của cơ sở bạn.

Chiến lược định giá: lấy giá thành làm trung tâm

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Đối với chiến lược định giá này, người ta căn cứ vào giá thành của nguyên vật liệu, chế biến,mục tiêu lợi nhuận cùng các chi phí dịch vụ khách để xác định giá cả sản phẩm.

Ưu điểm của chiến lược này đó là chủ cửa hàng có thể xác định được điểm hòa vốn và thỏa mãn kì vọng về lợi nhuận. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm như sẽ không tính được tới nhân tố thị trường cạnh tranh và tâm lý người tiêu dùng.

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Tuy nhiên, với những ưu điểm và nhược điểm đó, chiến lược định giá: lấy nhu cầu làm trọng tâm hầu hết chỉ áp dụng cho các nhà hàng kinh doanh các sản phẩm độc quyền hay các thương hiệu có chỗ đứng nhất định trong thị trường

Chiến lược định giá: Lấy nhu cầu làm trọng tâm

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Trong chiến lược định giá này, ngoài định giá những nguyên vật liệu, thức ăn cơ bản, người ta còn định giá thêm các nhân tố “phi giá cả” như: “giá trị thương hiệu”, phục vụ, thiết kế…từ đó bạn có thể định mức giá phù hợp với khách hàng. Đối với kinh doanh hải sản thì đây được coi là chiến lược định giá thường xuyên sử dụng nhất.

Chiến lược định giá: lấy giá cạnh tranh làm trung tâm

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Với chiến lược này, người ta sẽ căn cứ vào bảng giá của đối thủ cạnh tranh cũng như so sánh chất lượng sản phẩm của mình với đối thủ để cho ra được một mức giá phù hợp nhất đối với khách hàng.

Tất nhiên, để áp dụng được chiến lược này thì bạn cần phải chắc chắn rằng nhà hàng hải sản của bạn phải có một nguồn tài chính dồi dào, tiềm lực ổn định. Và hơn nữa, bạn chỉ nên áp dụng chiến lược này trong khoảng thời gian ngắn để gây được sự chú ý trên thị trường vốn dĩ đã có sự cạnh tranh gay gắt.

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

5. Quản lí và phục vụ khách hàng quá kém

khi kinh doanh bất kì một loại hàng nào thì khâu quản lí là điều hết sức quan trọng! Hãy tìm cách quản lí ngân sách, chi tiêu của quán bạn một cách hợp lí và chặt chẽ nhất có thể nếu như bạn không muốn vì vấn đề này mà quán bạn phải đóng cửa.

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Kinh nghiệm cho thấy rằng, cửa hàng hải sản của bạn dù có ngon cỡ nào thì khâu phục vụ quá kém cũng khiến khách hàng chán nản và chẳng còn muốn tới lui nơi này nữa! 

Kinh doanh hải sản - vì sao thất bại?

Phục vụ “quá kiêu kì”, gọi 1 món ăn 3 -5 lần hay phục vụ quá chậm do sử dụng các dòng bếp thủ công thiếu chuyên nghiệp sẽ làm quán của bạn không sớm thì muộn sẽ đóng cửa nhanh chóng.

>>> Thiết bị bếp công nghiệp và tầm quan trọng khi mở cửa hàng hải sản

>>> Nhớ nhanh cách chữa hạ sốt cho trẻ nhỏ không cần dùng thuốc

© 2018 Thiết bị nhà bếp công nghiệp Viễn Đông. Thiết kế Website bởi VietMoz.