Sữa ngô là thức uống dinh dưỡng không chỉ được ưa chuộng vào những ngày hè nắng gắt, mà ngay cả mùa đông, sữa ngô cũng là một phần không thể thiếu vào mỗi buổi sáng. Thế nhưng, cách làm sữa ngô không bị kết tủa và cách bảo quản sữa ngô thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, hãy cùng Viễn Đông tìm hiểu ngay sau đây
Mục lục
Cách làm sữa ngô không bị kết tủa
Nguyên liệu làm sữa ngô không bị kết tủa:
- Ngô ngọt : 2 bắp
- Sữa đặc : 2 – 3 muỗng canh (tùy vào độ ngọt của ngô và khấu vị của mỗi người mà có thể cho thêm hoặc bớt sữa đi)
- Nước : 800ml
- Dụng cụ cần thiết : Đồ rây lọc bã ngô
Công thức làm sữa ngô không bị kết tủa
Bước 1: Ban đầu, bạn bóc bỏ lá ngô bên ngoài. Rửa thật sạch các bắp ngô và bỏ vào luộc. Riêng phần lá và râu ngô không nên bỏ đi, bạn rửa thật sạch sau đó cho vào luộc cùng
Bước 2: Sau khi ngô đã chín, để nguội rồi tiến hành tách hạt. Khi tách hạt, bạn có thể dùng tay để tách hạt ra khỏi lõi, làm vậy sẽ giúp bạn lấy được hoàn toàn phần ngô hạt, tuy nhiên, cách này lại khá lâu, vậy nên, để nhanh nhất, bạn có thể dùng dao sắc và thái dọc theo hướng lõi để tiết kiệm thời gian nhé
Bước 3: Tiến hành cho phần ngô đã tách vào máy xay sinh tố công nghiệp, xay thật nhuyễn. Tiếp tục đổ nước luộc ngô vào rồi xay cho đến khi hỗn hợp mịn nhuyễn. Phần nước luộc ngô thì bạn có thể đổ tùy ý bạn, nếu muốn sữa đặc, bạn chỉ cần đổ ít nước, còn nếu muốn sữa ngô loãng thì có thể đổ nhiều hơn
Bước 4: Tiếp đến, bạn đổ sữa đặc vào xay cùng. Tùy vào bạn muốn uống ngọt hay không mà đổ thêm vào nhé. Xay thêm một lúc nữa và tiến hành đổ hỗn hợp vào đồ rây lọc vã để lọc sạch hoàn hoàn bã ngô.
Bước 5: Sau khi đã lọc xong, thu được hỗn hợp sữa sệt, tiến hành cho lên bếp đun sôi để sữa được sánh mịn hơn rồi để nguội và thưởng thưc
Lưu ý:
- Để sữa ngô được ngon, bạn nên chọn những bắp ngô hạt to đều, không bị sâu, lép
- Sau khi luộc ngô, để ngô nguội rồi mới tiến hành tách hạt. Tách hạt khi ngô còn nóng sẽ dễ bị nát hạt ngô
Một số chú ý cho cách làm sữa ngô không bị kết tủa
Cách làm sữa ngô không bị kết tủa không hề khó, tuy nhiên, nếu không chú ý kĩ, sữa ngô của bạn rất dễ bị cháy khét, có vị không ngon, làm hao hụt nguyên liệu. Vậy nên, để sữa ngô không bị kết tủa, bạn nên chú ý những điểm sau:
- Đun sữa ngô ở lửa nhỏ, chỉ sôi lăn tăn, không được đun lửa to. Trong quá trình đun nấu, bạn phải dùng thìa khuấy nhẹ nhàng tiên tục để đảm bảo phần thịt ngô không bị vón cục dưới đáy nồi bởi những phần thịt ngô này là nguyên nhân gây nên kết tủa đấy nhé
- Bạn có thể cho vào lò vi sóng quay đến khi sữa chín, với cách làm này, sữa ngô sẽ ít bị kết tủa, thành phầm chín đều và thơm ngon
- Bạn cũng có thể làm sữa ngô bằng ngô nếp bằng cách làm sữa ngô không bị kết tủa này. Tuy nhiên, vì ngô nếp ít nước hơn ngô ngọt nên bạn cần phải xay khi ngô còn sống nhé.
Nếu bạn là chủ các cơ sở chuyên sản xuất sữa ngô thì cách tốt nhất để sữa ngô không bị kết tủa, cháy khét đó là tìm hiểu và trang bị ngay cho mình nồi nấu sữa ngô hay còn gọi là nồi nấu cánh khuấy để đảm bảo tốt nhất thành phẩm của mình
Cách bảo quản sữa ngô
Rất nhiều người, sau khi nấu sữa ngô, chỉ bảo quản được 1 ngày là hỏng. Vậy có cách nào để bảo quản sữa ngô thời gian dài hơn?
- Tránh để sữa ngô tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Không để sữa ngô trong cốp xe hoặc những nơi có nhiệt độ cao
- Sau khi làm xong, nên để nguội và bảo quản sữa ngô trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo sữa ngô được tươi ngon
Sữa ngô để được bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào cách làm sữa ngô cũng như cách bảo quản của người nấu. Vậy nên, để sữa ngô có thể được tươi ngon trong vòng 2 – 3 ngày, bạn nên áp dụng phương pháp làm cũng như cách bảo quản mà Viễn Đông vừa giới thiệu nhé!
Tham khảo: máy làm đậu phụ, máy xay đậu nành công nghiệp, nồi nấu 2 vỏ có cánh khuấy, máy ép nước cốt dừa