Mứt dừa đối với ngày tết là món ăn vừa bổ sung chất dinh dưỡng lại có thể nhâm nhi mỗi khi buồn miệng. Nhưng mứt dừa tại các cơ sở chế biến giờ đây toàn là những loại không rõ nguồn gốc, xuất sứ, và cũng chẳng biết được sản xuất từ bao giờ. Vậy tại sao bạn không thử làm mứt dừa sợi ngay tại nhà? Sau đây, Viễn Đông sẽ hướng dẫn bạn cách làm mứt dừa sợi với 8 vị khác nhau cực đơn giản ngay tại nhà nhé!
Mục lục
Bạn thường gặp khó khăn gì trong cách làm mứt sợi dừa?
***INFO
Cách làm mứt dừa sợi không hề khó, ấy vậy mà có rất nhiều người, trong quá trình làm, gặp phải nhiều khó khăn nên mứt thường không được ngon, vị không chuẩn. Thường thì bạn sẽ gặp 1 hay nhiều các vấn đề mà Viễn Đông sẽ chỉ ra sau đây:
- Mứt dừa thường bị đứt đoạn, không thể để sợi dài
- Sên quá lửa làm mứt hay đường bị chuyển nâu, không thể se lại được
- Mứt thường bị chảy nước trong khi sên
Để khắc phục những vấn đề trên, bạn hãy đọc thật kĩ, ngẫm thật lâu và làm đúng theo các bước mà Viễn Đông chỉ ra sau đây. Đảm bảo rằng bạn sẽ làm thành công món mứt dừa sợi ngon tuyệt vời đón tết.
Cách làm mứt dừa sợi đón tết đơn giản ngay tại nhà
-
Nguyên liệu cho cách làm mứt dừa sợi
– Cùi dừa : 500gram
– Đường cát trắng : 250gram
-
Cách làm mứt dừa sợi đón tết
1. Sơ chế dừa
Để mứt dừa sợi đạt đúng tiêu chuẩn, thơm ngon, mứt dừa mềm thì đầu tiên, bạn cần chọn được những trái dừa non. Sau đó tiến hành sử dụng dao nạo thật sắc bào dừa thành những sợi dài hoặc tròn tùy vào ý muốn của bạn.
Cho dừa vào chậu lớn, xả nước ngập dừa, dùng tay khuấy đều nhẹ nhàng, sau đó bạn sẽ nhìn thấy nước có màu đục, đó chính là dầu dừa. Sau khi dầu dừa đã ra, bạn đổ chậu nước đi và xả nước tiếp rồi vẫn khuấy nhẹ nhàng cho dầu dừa bong ra khỏi lớp dừa. Thay nước lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi thấy nước trong, sờ vào dừa không còn cảm giác trơn, nhớt tức là dầu dừa đã bong hết thì tiến hành đổ dừa ra rổ
Xóc dừa nhẹ cho ráo nước. Để dừa khô tự nhiên trong khoảng 10 phút. Bước này không nên sử dụng giấy hay khăn thấm vì sợi dừa sẽ dễ bị gãy vụn.
Dầu dừa không bong hết khỏi dừa thì khi sên, sẽ khiến đường khó bám vào dừa làm mứt bị ướt
2. Ướp sợi dừa
Cho dừa vào nồi hoặc chảo lòng sâu. Cho đường vào, cầm quai nồi và xóc nhẹ nhàng cho đường được trộn đều với dừa. Xong xuôi, bạn để dừa được ướp với đường từ 1 – 3 tiếng đến khi đường tan hết. Trong quá trình đợi đường tan, thi thoảng, bạn nên để ý và xóc nồi để đường tan đều và ngấm vào dừa
Một số lưu ý cho bước ướp dừa:
- Cho đường theo tỉ lệ đường = 50 – 60% khối lượng dừa. Nếu bạn mới bắt đầu làm , có thể lấy khoảng 70% lượng đường so với khối lượng dừa
- Nhiều đường sẽ giúp việc làm mứt dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng bởi quá nhiều đường sẽ khiến mứt bị khô, ít cảm thấy được vị ngậy và béo của dừa hơn
- Chỉ sử dụng đường kính làm mứt dừa, vì nếu sử dụng đường bột, đường vàng sẽ khiến mứt khó kết tinh đường khó khô và mất đi màu trắng cũng như hương vị tự nhiên của mứt
- Không được dùng đũa đảo dừa vì sẽ khiến dừa bị đứt đoạn
Tại đây, nếu muốn làm các loại mứt dừa cafe, trà xanh…thì bạn có thể cho nước cốt các hương vị này vào ướp cùng đường và dừa nhưng lưu ý, không được cho quá nhiều (nhỏ hơn 10% lượng đường được cho trong quá trình làm mứt dừa)
3. Sên dừa
Sau khi đường đã tan hết, đặt nồi lên bếp, đun ở mức lửa trung bình cao để nước đường bị bay hơi và dừa sên lại. Trong bước này, bạn TUYỆT ĐỐI không được dùng đũa khuấy đảo dừa, vì lúc này, dừa chưa ngấm đường sẽ rất dễ bị gãy vụn
Hạ lửa nhỏ dần đều theo mức độ sệt của đường để mứt không bị cháy khét. Trong bước này, thay vì cầm đũa khuấy đảo dừa, bạn có thể cầm đôi đũa thẳng, áp đũa sát hoặc gần sát thành nồi, đầu đũa chạm đáy nồi. Giữ đầu đũa chạm đáy nồi và chạy đũa thành hình vòng tròn quanh đáy nồi. Cầm quai nồi hoặc có thể nghiêng nồi một chút để dễ khuấy đảo.
Khi trôn theo cách này, dừa sẽ dính thành một khối, ngấm đường và không hề vị gãy vụn như cách khuấy trộn bạn vẫn thường làm
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra xem đường đã sên lại hay chưa bằng cách đơn giản như sau: Chập 2 đầu đũa lại, nhúng vào chỗ có nhiều đường trong nồi. Nhấc lên và nhẹ nhàng tách chiếc đũa ra. Nếu thấy đường ở đầu đũa có thể kéo dài thành sơi mỏng như sợi chỉ, không bị đứt dễ dàng thì để thêm 1 – 2 phút nữa rồi tắt bếp.
Sau khi tắt bếp, bắc nồi ra khỏi bếp, tiếp tục dùng đũa đảo theo cách chạy vòng tròn quanh đáy nồi như trên đã nói. Sau một vài phút đường sẽ tự cô lại và bắt đầu kết tinh. Lúc này, bạn dùng đũa gỡ nhẹ các sợi mứt ra rồi mới đảo tiếp để đường được bám đều trên các sợi mứt.
Bạn tiến hành đảo cho đến khi đường đã kết tinh hoàn toàn, tạo thành lớp bột trắng mịn bao quanh sợi mứt. Mứt khô ráo và cứng hẳn, đường trong nồi dư ra thì nhỏ li ti chứ không hề bị vụn
4. Bảo quản
Để nguyên mứt trong nồi cho khô hẳn. Không nên lấy mứt ra quá sớm bởi thiếu đường sẽ làm mứt bị chảy nước sớm. Mứt khô và nguội hoàn toàn thì mới tiến hành rũ đường rồi cho vào túi bóng hay hộp kín, nên có thêm túi hút ẩm ở trong và sử dụng máy hàn miệng túi để hàn kín miệng. Bảo quản ở nơi thoáng mát, có thể để đến 3 – 4 tuần
Thị trường mứt tết đang ngày càng nhộn nhịp và có tỉ lệ tăng trưởng cao, nếu bạn muốn kinh doanh mứt tết, có thể thông qua cách làm mứt dừa sợi này và trang bị thêm cho mình dây chuyền sản xuất mứt tết để đảm bảo hiệu quả cao.