Không gian bếp nhà hàng của bạn quá nhỏ? Là chủ một nhà hàng, bạn muốn tìm giải pháp cho bài toán diện tích, không gian bếp này? Vậy đừng bỏ qua bài viết này vì ngay bây giờ, thietbinhabepcongnghiep.net sẽ giới thiệu đến bạn 2 mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ hiện đại nhất, thông minh nhất nhé!
Mục lục
2 mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ thông minh, hiện đại
Việc sắp đặt vị trí các thiết bị bếp nhà hàng khác nhau sẽ tạo nên những mẫu thiết kế bếp khác nhau. Với khoảng diện tích bếp hạn hẹp của những nhà hàng nhỏ, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những cách sắp xếp các thiết bị sao cho tiết kiệm diện tích, không gian nhất!
1. Mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ theo kiểu dây chuyền sản xuất
Đúng như tên gọi của nó, việc sắp xếp các khu vực sẽ tuân theo đúng trình tự dây chuyền sản xuất: từ khu vực sơ chế, khu chế biến và khu ra hàng. Chính nhờ việc sắp xếp khoa học này mà có thể tối ưu hóa không gian trong nhà bếp, rất thích hợp với những không gian bếp có diện tích nhỏ.
Bên cạnh đó, với việc thiết kế như một dây chuyền sản xuất sẽ giúp các công việc được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, rút ngắn được thời gian chế biến, vận chuyển thức ăn. Và dĩ nhiên, thời gian khách hàng phải chờ đợi cũng được giảm thiểu đáng kể.
Tham khảo: >>> Cách phân chia các khu vực trong bếp sao cho khoa học nhất <<<
2. Mẫu thiết kế bếp nhỏ kiểu ốc đảo
Khu bếp chế biến sẽ được đặt ở vị trí trung tâm. Các khu vực còn lại sẽ được đặt xung quanh, ở phạm vi tường theo một vị trí nhất định để đảm bảo tính dịch chuyển, xoay vòng của thực phẩm, chén dĩa, vật dụng trong bếp. Tuy là một kiểu thiết kế khá thông minh, phù hợp với những diện tích nhỏ nhưng lại không phổ biến tại các nhà hàng ở Việt Nam.
Nhìn chung, những mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ kể trên đều có những đặc điểm riêng biệt. Một mẫu thiết kế giúp tiết kiệm tối đa không gian, thời gian, một mẫu chú trọng đến sự mở của không gian và tính linh hoạt. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp nhất với nhà hàng của bạn nhé!
Mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ dưới 25 m²
Dưới 25 m² là một diện tích khá khiêm tốn chính vì thế thiết kế, lựa chọn các thiết bị nhà bếp sao cho hợp lý là một điều khá quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về việc sắp xếp vị trí các khu vực trong bếp nhé!
Khu vực bảo quản thực phẩm
Kho lạnh và tủ lạnh công nghiệp chính là 2 lựa chọn của các nhà hàng trong việc bảo quản quản các loại thực phẩm. Nhưng với diện tích 25 m² bạn muốn xây dựng riêng một kho lạnh để bảo quản thực phẩm, liệu việc này có khả thi? Chính vì thế, tủ lạnh công nghiệp chính là lựa chọn sáng suốt đấy!
Hãy căn cứ vào đặc điểm của thực phẩm cần bảo quản mà lựa chọn tủ đông hay tủ lạnh công nghiệp. Dải nhiệt độ của 2 loại tủ này khác nhau, vì vậy thời gian giữ tươi thực phẩm cũng khác nhau, dòng tủ đông sẽ cho thời gian giữ các loại thực phẩm lâu hơn. Và bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn giữa tủ 2 cánh hay 4 cánh sao cho phù hợp với lượng thực phẩm cần phải bảo quản nhé!
Khu vực sơ chế thực phẩm và vệ sinh dụng cụ
Về nguyên tắc, đây là 2 khu vực không được gộp làm một nhưng vì các thiết bị, dụng cụ dùng tại đây tương tự lẫn nhau nên sẽ được chúng tôi nhắc cùng nhau tại đây. Kích thước chậu rửa công nghiệp, số lượng hố hay đặc điểm của kệ,… không chỉ phụ thuộc vào lượng thực phẩm, dụng cụ, bát đĩa mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của người sử dụng- những nhân viên nhà bếp.
Với một diện tích, không gian nhỏ thì bạn nên lựa chọn những chậu rửa inox công nghiệp có từ 1-2 hố. Nhiều nhà hàng vì muốn tiết kiệm diện tích mà sử dụng loại 3 hố với mục đích vừa sơ chế thực phẩm, vừa vệ sinh dụng cụ. Đây là điều tuyệt đối không nên!
Khi lắp đặt các loại chậu rửa, bạn đừng quên mua kèm theo bẫy mỡ inox. Bẫy mỡ inox còn có một tên gọi khác đó là khắc tinh của dầu mỡ, việc lắp thêm bẫy mỡ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng tắc nghẽn cống nước đấy! Và bạn cũng đừng quên lựa chọn thêm bàn sơ chế inox để việc sơ chế thực phẩm được diễn ra dễ dàng hơn.
Khu nấu thức ăn
Là khu vực chế biến nên các loại bếp nấu sẽ là những thiết bị không thể thiếu tại đây. Việc lựa chọn bếp nấu phụ thuộc vào loại món ăn mà nhà hàng của bạn sẽ phục vụ khách hàng. Nếu bạn là chủ một nhà hàng “thuần Việt” thì các loại bếp Á, bếp hầm…sẽ là những loại bếp cần phải có trong bếp; còn nếu là một nhà hàng Âu thì hãy chọn bếp chiên phẳng hay một số loại bếp chế biến món Âu khác nhé!
Tham khảo: >>> Cập nhật mức giá thiết bị bếp nhà hàng mới nhất năm 2019 <<<
Khi lựa chọn mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, bạn đừng quên hãy cố gắng cân bằng với nguồn ngân sách mình có. Ngoài ra hãy lựa chọn những thiết bị bếp nhà hàng, thiết bị bếp công nghiệp thực sự chất lượng, không nên ham của rẻ, tránh “tiền mất tật mang”.
Hy vọng với những gì mà Cơ khí Viễn Đông tư vấn, chia sẻ tại bài viết này, bạn sẽ có thể lựa chọn được mẫu thiết kế bếp đẹp, phù hợp với không gian diện tích bếp nhà hàng của bạn.