Thật tuyệt vời, làm bánh mì đặc ruột “tưởng không dễ” mà lại “dễ không tưởng”. Nếu nắm được những bước này thì việc làm bánh mỳ sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều!
Mục lục
Các bước làm bánh mì thơm ngon tuyệt đối
Việc làm bánh mì nói chung, trước khi nói về các công đoạn như nhào bột, ủ bột, thì có một phần kiến thức rất quan trọng cần nắm là quy trình chuyển hóa và biến đổi bột thành một chiếc bánh giòn, thơm, mềm, xốp. Quy trình chuyển hóa này sẽ được tóm lược trong 5 bước sau
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh mì
Nguyên liệu làm bánh mì rất đơn giản và giá thành lại rẻ. Chỉ cần chuẩn bị bột bánh mì, men nở, muối và nước là đã có đủ chất dinh dưỡng cho một chiếc bánh mì thơm ngon.
Nhưng đừng quên, bạn cần có sẵn một chiếc lò nướng bánh vẫn còn vận hành tốt nhé!
Bước 2: Trộn và nhào bột
Đầu tiên, trộn bột mì với nước. Tỉ lệ kết hợp là 55-65% nước so với bột, tùy vào hàm lượng gluten trong bột. Bạn nên cho một chút muối để tăng hương vị. Khi nhào, protein trong bột mì sẽ giúp hình thành các sợi gluten. Các sợi này trong quá trình nhào sẽ trở nên dẻo dai và khỏe hơn, biến hỗn hợp từ một đống lổn nhổn thành một khối dẻo mịn và đàn hồi.
Nếu bạn muốn bánh có vị ngọt và béo hơn thì cần thêm đường, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như buttermilk, sữa chua…
Nếu bạn làm bánh mì với số lượng lớn, hãy suy nghĩ đến việc sắm thêm một chiếc máy nhào bột công nghiệp. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
=> Tham khảo các máy nhào bột công nghiệp tại đây
Bước 3: Ủ men
Để chọn men, có 3 loại chính với cách thức sử dụng và định lượng khác nhau. Nhưng nếu dùng men khô, bạn cần kích hoạt men trước bằng cách cho men với nước ấm 37 độ đến 40 độ C khoảng 10 phút để men nở và tạo mảng.
Khối bột sau khi nhồi xong được mang đi ủ. Trong thời gian ủ này, men bắt đầu hoạt động, ăn một số thứ từ bột và cho đầu ra gồm 2 sản phẩm chính là hơi rượu và khí Các-bon. Rượu sẽ bay hơi trong quá trình ủ và nướng. Khí các-bon sẽ giữ lại trong gluten, giúp cho bánh mì có độ nở phồng. Đây cũng là bước quan trọng trong quá trình làm bánh mì. Hoạt động của men và một số vi sinh vật sẽ tạo ra nhiều chất làm bánh có mùi vị thơm ngon hơn.
Tham khảo ngay: Tủ ủ bột bánh mì không điện – Giá rẻ, chất lượng, độ bền cao!
Bước 4: Tạo hình bánh
Tùy loại bánh mà bạn sẽ tạo thành các hình vuông, tròn, dài khác nhau. Sau đó, miếng bột đã cắt phải được nhồi lại sơ qua và để nghỉ trong một khoảng thời gian ngắn cho bột bánh nở ra sau đó tạo hình.
Bước 5: Nướng bánh
Bánh sau khi đã được ủ lần 2 thì được nướng ở nhiệt độ quy định. Trước khi nướng, bạn cần làm nóng lò ở một nhiệt độ thích hợp. Đây là nguyên tắc quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm bánh mì. Sau đó đưa bánh vào lò bằng khay nướng và giữ ở nhiệt độ nướng phù hợp.
Bạn đừng quên căn giờ trong quá trình nướng bánh nhé, đôi khi chỉ cần lệch 1 vài phút thì chiếc bánh đã không còn thơm ngon như ban đầu nữa.
Thành phẩm của quá trình làm bánh mì
Bánh mì sau khi được đưa ra khỏi lò nướng có màu vàng ruộm, mùi thơm của bột tỏa ra rất thơm và cuốn hút.
Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ làm bánh mì là khó, huống hồ là bánh mì với lớp vỏ giòn giụm mà bên trong lại mềm xốp thế này thì càng khó gấp bội. Sau khi xem bài viết này ai cũng phải ngạc nhiên phải không nào?
Như vậy để làm nên những chiếc bánh mì quả thật không hề khó chút nào. Bằng những nguyên liệu và cách làm rất đơn giản như trên, mong rằng bạn đã sẵn sàng bắt tay vào bếp để làm những chiếc bánh mì thơm ngon cho gia đình và phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình!