Mục lục
Chọn nguyên liệu để học cách làm cơm rượu nếp cẩm chuẩn vị
Nguyên liệu tốt bao giờ cũng là yếu tố cần thiết và quan trọng, làm cơ sở để có được món ăn an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng. Để làm được cơm rượu nếp cẩm thơm ngon, bổ dưỡng thì đây là cách chọn nguyên liệu đúng chuẩn.
Cách làm cơm rượu nếp cẩm ngon mà Viễn Đông chia sẻ gồm có các nguyên liệu sau:
300gr nếp cẩm
3gr men cơm hoặc viên men ngọt
Lá sen hoặc lá chuối
Chọn gạo nếp nấu rượu chuẩn
Gạo nếp cẩm là nguyên liệu chính, quan trọng nhất trong món cơm rượu nếp cẩm này. Nếp cẩm ngon là gạo nếp cẩm có hạt tròn, thon, có màu tím tự nhiên mà không phải do màu nhuộm thực phẩm. Sau thời gian thu hoạch 3 tháng, chất lượng gạo sẽ là tốt nhất, nếu làm được vào thời điểm này cơm rượu nếp cẩm sẽ rất thơm, ngon và nhiều chất dinh dưỡng.
Không nên chọn gạo nếp cẩm bị bạc bụng hay có màu trắng lạ thường. Đó là do gạo đã bị xay xát quá kĩ làm mất đi lớp cám dinh dưỡng bao quanh. Bạn có thể nhận biết chất lượng gạo bằng cách cho một nhúm gạo vào lòng bàn tay để so sánh kích thước, màu sắc hạt gạo.
Chọn men cơm rượu chất lượng
Trong men rượu có chứa vi sinh vật, có chức năng thủy phân tinh bột thành đường, từ đó lên men thành rượu, do đó cần lựa chọn men đảm bảo độ an toàn cũng như chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe và rượu lên men được tự nhiên và ngon.
Có 2 loại men bạn có thể sử dụng: 1 là men gạo làm thủ công, 2 là men dạng viên làm sẵn có tại các cửa hàng. Nếu sử dụng để làm cơm rượu nếp cẩm thì bạn nên chọn men có dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như bánh giày. Đồng thời, phải là loại men mới, thơm, không bị mốc thì mới đảm bảo tạo ra được mẻ cơm rượu nếp cẩm ngon.
Cách làm cơm rượu nếp cẩm hấp dẫn, chuẩn vị
Nấu gạo nếp cẩm
Sau khi vo sạch nếp cẩm với nước, cho 1 thìa cà phê muối gạo và ngâm với 1 lít nước trong vòng 4-6 tiếng. Nếp sau khi ngâm mềm và nở ra, vớt ra rổ để ráo nước. Kế đó cho khoảng 500ml nước (khoảng 2 bát nước) vào nếp cẩm và mang cắm nồi cơm điện. Sôi nếp cẩm sau khi chín sẽ nhão hơn sôi bình thường một chút.
Sau khi cơm chín, bạn trải đều cơm ra một cái khay hoặc mâm, dàn thật đều cơm để khi rắc men được đều. Nếu bạn lót một lớp lá chuối hoặc lá sen trên khay, trước khi đổ nếp lên thì nếp sẽ có mùi thơm hơn. Đợi vài phút cho cơm nguội bớt, sờ tay vào cảm giác âm ấm là đã có thể rắc men lên.
Để cơm nếp có một ít nước thì bạn lấy 50ml nước ấm và cho nửa thìa cà phê muối khuấy đều và thấm vào cơm.
Chuẩn bị men cơm rượu
Sau khi chuẩn bị đủ lượng men cần thiết thì cho vào cối giã thành bột mịn hoặc cho vào máy xay đều được.
Sau khi trải cơm rồi bước tiếp theo là trải men, bạn nên để cơm ở khoảng 30-35°C thì rắc men đã xay hoặc giã nhuyễn lên. Cơm quá nguội hoặc quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lên men, men sẽ bị hỏng không thể ăn.
Chia thành 2 lần bột men để rắc. Rắc đều mặt trên của cơm sau đó lật mặt dưới và tiếp tục rắc phần men còn lại. Dùng tay trộn đều cơm gạo nếp và men, nên làm nhẹ nhàng để nếp cẩm không bị nát.
Ủ cơm rượu nếp cẩm
Cuối cùng chính là bước ủ cơm rượu nếp cẩm. Bạn cho tất cả cơm nếp vào lọ thủy tinh và sử dụng khăn vải đậy lại, nếu sử dụng nắp của những lọ thủy tinh đậy kín lại thì nếp cẩm sẽ lâu lên men hơn.
Nếu bạn ở nơi có nhiệt độ nóng thì sau khoảng 5 ngày là ăn được nếp cẩm. Những vùng có không khí lạnh thì sẽ lâu hơn, bạn có thể để cạnh bếp hoặc bỏ vào lò vi sóng và chỉ bật đèn của lò ủ. Sau 2 ngày bạn mở lọ đựng nếp ra và đảo lại để nếp lên men đều hơn.
Với cách làm cơm nếp cẩm này, sau khoảng 5 ngày là chúng ta đã có món cơm nếp cẩm bổ dưỡng có thể ăn không hoặc ăn kèm sữa chua,… Để bảo quản nếp cẩm lâu bạn nên để vào trong tủ lạnh nhé.
Cách làm cơm rượu nếp cẩm này bạn có cảm thấy hữu ích không? Hãy chia sẻ thêm những cách làm hay ho hơn mà bạn biết với mọi người nhé, chúc bạn luôn thành công trong công việ bếp núc yêu thích của mình!